Sửa đèn led tại nhà chuyên nghiệp
1. Tìm hiểu về cấu tạo của đèn led
Đèn Led có tên tiếng Anh là Light Emitting Diode. Loại đèn này có khả năng tạo ra ánh sáng nhân tạo nhờ vào các diode phát quang. Diode đóng vai trò như những linh kiện bán dẫn mà dòng điện chỉ chạy theo một chiều. Ánh sáng của đèn led có chất lượng tốt hơn các loại đèn thường.
Sản phẩm có cấu tạo gồm 3 bộ phận chính với chức năng khác nhau:
– Chip led là bộ phận quan trọng nhất của đèn led có khả năng phát ra ánh sáng. Chip led thường được gắn vào mạch in để cố định bền vững.
– Bộ nguồn và dây điện kết nối thiết bị với nguồn điện và giúp đèn luôn hoạt động ổn định trong suốt thời gian dài.
– Vỏ đèn gồm mặt đèn, kính tán quang. Bộ phận này có tác dụng bảo vệ đèn và tăng hiệu năng chiếu sáng. Ngoài ra một số dòng đèn led âm trần còn được trang bị tai cài để gắn thiết bị cố định vào lỗ khoét âm trần.
Cấu tạo đèn led gồm nhiều bộ phận với chức năng khác nhau. Khi đèn bị hỏng, rất có thể vấn đề là ở một trong những phần này. Người dùng cần xác định được nguyên nhân vấn đề để có cách sửa đèn led bị hư hỏng tốt nhất.
2. Nguyên nhân cần sửa đèn led tại nhà
Tuổi thọ của những bóng đèn led downlight chất lượng có thể lên tới 50.000 giờ. Dài hơn nhiều so với bóng đèn huỳnh quang hoặc bóng sợi đốt. Tuy nhiên trong quá trình lắp đặt và sử dụng nếu có sai sót rất dễ dẫn đến đèn led bị hỏng.
Dưới đây là một số nguyên nhân dẫn đến đèn led bị cháy bóng, hư hỏng:
2.1 Bộ chuyển đổi nguồn Driver gặp sự cố
Driver có tác dụng chuyển đổi nguồn điện xoay chiều thành dòng điện một chiều. Tạo ra điện áp phù hợp cho chip led hoạt động ổn định. Tuy nhiên khi điện áp liên tục chập chờn. Thấp hoặc cao bất thường dẫn đến nguồn gặp sự cố. Nguyên nhân khiến đèn led bị cháy bóng.
Bộ chuyển đổi nguồn điện Led Driver gặp sự cố có thể khiến đèn led bị cháy
2.2 Lắp đặt chưa đúng kỹ thuật
Nếu khi lắp đặt đèn led không đúng kỹ thuật có thể khiến bộ phận nằm lệch vị trí. Sau một thời gian sử dụng dễ xảy ra hiện tượng quang điện suất nhỏ. Bóng nhanh hư hại và dễ bị chập cháy hơn.
2.3 Bộ phận tản nhiệt chất lượng kém
Bóng đèn khi hoạt động, một phần điện năng sẽ được chuyển đổi thành nhiệt năng. Với những bóng chất lượng kém. Tản nhiệt không tốt sẽ khiến đế đèn và bóng nóng lên. Ảnh hưởng đến các bộ phận, thậm chí là gây nổ bóng.
2.4 Chip led bị hư hỏng
Chip led là một trong những bộ phận quan trọng nhất trong bóng đèn led. Khi chip led hỏng, đèn có thể nhấp nhấp nháy liên tục hoặc không sáng cần sửa chữa/thay mới. Ngoài ra, còn rất nhiều nguyên nhân khiến đèn không sáng như nối dây sai, đứt dây điện, bóng hết tuổi thọ, bị ẩm/mát dây…
>>> Xem thêm: Tìm thợ điện uy tín tại Ưu Việt
3. Cách sửa đèn led tại nhà bị hư hỏng đơn giản
Khi đèn led hỏng có thể tiến hành tự sửa chữa, khắc phục ngay tại nhà. Tùy từng loại bóng, lỗi hư hỏng mà có giải pháp khác nhau.
3.1 Sửa đèn led ốp trần
Trường hợp 1: Đèn ốp trần bị đứt dây dễ dàng nhìn thấy bằng mắt thường. Cách sửa đèn led bị hư trong trường hợp này là ngắt nguồn điện và tiến hành kiểm tra vị trí bị đứt, sau đó nối lại. Nên sử dụng thêm ống ruột gà để bảo vệ đường dây ổn định về lâu dài.
Đấu nối lại khi dây nguồn bị đứt
Trường hợp 2: Đèn led ốp trần bị nóng dẫn đến cháy là hiện tượng thường gặp. Cần chú ý:
– Lắp đèn ở nơi thông thoáng, tránh vị trí có nhiệt độ cao, sinh nhiệt.
– Nên chọn mua bóng từ thương hiệu uy tín để đảm bảo chip led đời mới ít sinh nhiệt, chất liệu cao cấp, đế tản nhiệt nhanh, hạn chế nóng bóng, nhiệt cao gây cháy nổ.
Trường hợp 3: Công tắc đèn bị hỏng hoặc nhiều bóng sử dụng chung một công tắc khiến hệ thống bị quá tải. Phương pháp khắc phục đơn giản nhất là ngắt hệ thống điện để đảm bảo an toàn. Sau đó tiến hành đấu lại công tắc đèn cho đèn led ốp trần.
3.2 Sửa đèn led âm trần
Trường hợp 1: Đèn led âm trần bị cháy sẽ phải thay toàn bộ đèn, không thể sửa bộ phận hay thay mỗi đế đèn. Chú ý không lắp thiết bị ở khu vực trần nhà có nhiệt độ quá cao, dễ sinh nhiệt.
Trường hợp 2: Điện áp không ổn định khiến đèn chập chờn, chất lượng ánh sáng không tốt, ảnh hưởng đến Driver gây hỏng. Cần sử dụng ổn áp để đảm bảo nguồn điện hoặc thay thế bóng đèn mới có dải điện áp rộng, không lo hư hỏng dù trong điều kiện điện lưới nào.
Trường hợp 3: Trường hợp bóng đèn cháy mắt led thì người dùng cần có kỹ thuật, hàn gắn điện tử mới có thể sửa. Nên tìm trung tâm sửa chữa chuyên nghiệp để được hỗ trợ, tốt nhất là thay bóng mới chip led chất lượng, tuổi thọ cao. Nên chọn sản phẩm đèn led âm trần chất lượng, hiệu quả tản nhiệt tốt, tuổi thọ cao
4. Ưu Việt sửa chữa bóng đèn led tại nhà
- Đèn LED thuộc dòng siêu tiết kiệm điện. So với với các đối thủ khác như:
- So với bóng đèn sợi tóc thì đèn LED tiết kiệm lên đến 90% mức tiêu thụ điện năng.
- So với bóng đèn huỳnh quang và đèn compact thì bóng đèn LED tiết kiệm hơn từ 70 – 80% mức tiêu thụ điện năng.
- Cường độ chiếu sáng hay hiệu suất chiếu sáng của đèn LED là rất lớn.
- Với một bóng đèn LED âm trần công suất 5W ,cường độ chiếu sáng của nó bằng với một bóng đèn compact 20W.
- Đèn LED có tuổi thọ và độ bền thì khỏi phải bàn cãi
- Một chiếc đèn LED được sử dụng ở mức trung bình có tuổi thọ trên dưới 50.000 giờ thắp sáng. M
- Một đèn tuýp led có tuổi thọ gấp khoảng 10 lần so với một bóng đèn huỳnh quang. Thật là một con số đáng nể.
Sửa chữa bóng đèn LED không giống như các loại đèn khác, ánh sáng mà nó phát ra là liên tục, không giật không nháy, không gây mỏi mắt hay chói mắt người sử dụng. Đèn LED không mang đến các tia độc hại như tia tử ngoại, tia cực tím. Thân thiện với môi trường và không gây hại đối với sức khỏe con người.
5. Đội thợ Điện Nước Ưu Việt sửa điện khắp quận huyện tại Hà Nội:
Sửa điện nước quận Hoàn Kiếm | Sửa điện nước quận Đống Đa | Sửa điện nước Ba Đình |
Sửa điện nước quận Hai Bà Trưng | Sửa điện nước quận Hoàng Mai | Sửa điện nước quận Thanh Xuân |
Sửa điện nước quận Long Biên | Sửa điện nước quận Nam Từ Liêm | Sửa điện nước quận Bắc Từ Liêm |
Sửa điện nước quận Tây Hồ | Sửa điện nước quận Cầu Giấy | Sửa điện nước quận Hà Đông |