Điện Nước Ưu Việt với tiêu chí: " Đã sửa, là phải hết "

Thợ sửa điện chập cháy trong tường tại nhà uy tín

5/5 - (6 bình chọn)

Hiện tượng nguồn điện bị chập trong tường cũng nằm trong lý do cơ bản của hiện tượng chập điện. Nó xảy ra khi một dây nóng chạm vào bất kỳ dây nào khác trong mạch điện của bạn. Điều này làm cho dòng điện chạy qua mạch tăng lên đột ngột. Làm cho bộ ngắt mạch điện bị ngắt hoặc cầu chì bị nổ/ CB bị sụp. Công ty chúng tôi cung cấp thợ sửa điện chập cháy tại nhà ở Hà Nội giá rẻ, uy tín.

1. Tại sao có hiện tượng chập điện trong tường?

  • Ổ cắm điện đều ở vị trí quá thấp, gần chân tường nên dễ bị ẩm khi mưa lớn, ngập.
  • Điện quá tải với thiết bị điện, nhu cầu sử dụng điện tăng mà dây điện không đủ tải.
  • Không có ống gen bảo vệ dây điện âm tường
  • Thiếu cầu dao, cầu chì dẫn đến cháy, nổ.
  • Tường bị thấm và ẩm ướt, nồm ẩm sẽ khiến vỏ bọc dây điện đi ngầm. Nhất là đường điện đã sử dùng lâu năm rất dễ bị hỏng, mục hở sinh ra rò điện, chập cháy điện.
  • Tường bị thấm nước khiến cho vỏ bọc đường dây điện âm tường. Nhất là những dây điện lâu năm sử dụng sẽ dễ dàng bị hư hỏng và dễ sinh ra rò rỉ chập điện trong tường.
  • Do thiếu cầu dao, cầu chì bảo vệ điện khiến nguồn điện từ đó các mối nối điện âm tường bị lỏng lẻo gây ra tình trạng điện chập trong tường.

Tuy nhiên, đây không phải là lý do duy nhất gây ra tình trạng chập điện. Có nhiều vấn đề tiềm ẩn trong các mạch điện. Chẳng hạn như dây bị lỗi, cách điện bị hỏng, quá tải mạch… Chúng có thể diễn ra trong cả hai mạch điện một pha và ba pha.

—> Xem thêm: Sữa chữa điện chập khẩn cấp

2. Các biện pháp phòng ngừa điện bị chập trong tường

  • Thi công dây điện âm tường cần phải có ống bảo vệ. Đi theo đúng sơ đồ thiết kế, đảm bảo dây điện đúng tiết diện cần thiết.
  • Khi tiến hành thi công điện âm tường hoặc sửa chữa thay mới nguồn điện, cần kiểm tra kỹ 
  • Nếu có điều kiện, nên lắp đặt bộ ngắt mạch nối đất (GFCIs) nhằm bảo vệ chống lại các cú sốc điện 
  • Đối với các thiết bị như công tắc, ổ cắm, bóng đèn…cần thay ngay khi có dấu hiệu không còn hoạt động chính xác. 
  • Sử dụng đường dây điện, thiết bị tiêu chuẩn. Không dùng đồ kém chất lượng. Nếu có nghi ngờ đường dây quá tải hay thiết bị có công suất không phù hợp để sử dụng trong mạch điện. Thì phải nhờ thợ điện kiểm tra và tư vấn trước khi kết nối vào mạng điện nhà.
  • Không nên lắp đặt các ổ cắm điện ở vị trí có thể xảy ra tình trạng ẩm ướt. Sử dụng hộp Gen, ống bảo vệ dây tiêu chuẩn để phòng ngừa chuột phá hoại.

3. Các việc cần làm trước khi gọi thợ điện

Đánh giá và xác định sơ bộ nguồn điện có khả năng dẫn đến chỗ xảy ra chập trong tường, đồng thời ngắt nguồn điện để giảm thiểu khả năng sự cố xảy, sơ tán người ra khỏi khu vực chập điện.
Nếu thấy có sự cố xảy ra với vị trí cụ thể thì ta nên sử dụng các kiến thức đơn giản để khắc phục tạm thời. Ví dụ thấy quạt trần bốc khói thì ngay lập tức tắt quạt, tắt CB của phòng đang sử dụng quạt hoặc ngắt luôn CB tổng.

Bước 1: Xác định thiết bị nào có hiện tượng ngắn mạnh gây chập điện 
Bước 2: Loại bỏ dây dẫn, thiết bị điện đã chập cháy 
Bước 3: Thay thế dây dẫn điện, thiết bị mới
Bước 4: Cấp nguồn và kiểm tra lại an toàn điện trước khi sử dụng 

4. Dịch vụ thợ sửa chữa điện chập cháy tại nhà Ưu Việt 

Sau khi sửa chữa chập điện trong tường, đó là lúc khách hàng có thể quan tâm đến việc lắp đặt thi công lại nguồn điện mới hay gắn các thiết bị sử dụng điện thay thế. Thợ điện nước Ưu Việt luôn đáp ứng được các công việc đó một cách an toàn và tiết kiệm. Xin tham khảo thêm các dịch vụ khác của chúng tôi bao gồm

▪  Thay mới các ổ điện, công tắc, bóng đèn bị chập, cháy nổ,..
▪  Thi hệ thống nguồn, đi dây điện âm tường mới,..
▪  Lắp đặt lại đường điện âm, đi dây nguồn mới nhằm đáp ứng đủ tải.
▪  Lắp đặt lại các thiết bị là nguyên nhân gây chập điện như máy bơm, máy lạnh…

5. Quy trình tiến hành sửa điện chập cháy của Ưu Việt 

1. Kiểm tra các thiết bị có kết nối với đường điện bị chập

Rút tất cả các thiết bị sử dụng điện ra khỏi ổ cắm, các công tắc bật về “OFF”. Tắt tất cả các CB tổng và CB phụ. Chúng ta có thể kiểm tra các bóng đèn, quạt và một số thiết bị xem chúng có vấn đề không? Nếu một trong số chúng có vấn đề thì xem như đã tìm ra nguyên nhân.
Đối với các thiết bị điện mà thể tự kiểm tra thì nên nhờ đến thợ điện có chuyên môn và dụng cụ chuyên dụng.

2. Xác định thiết bị nào gây chập điện

Sau khi kiểm tra xong bước 1 chúng ta gắn các bóng đèn, quạt … vào mạch.
Tại đây chúng ta sẽ tìm ra thủ phạm gây ra ngắn mạch trên đường dây nhánh (khi bật nhánh nào mà CB bị nhảy thì nhánh đó có vấn đề).

3. Kiểm tra đường dây âm tường bằng VOM

Ví dụ ở đây chúng ta kiểm tra nhánh có bóng đèn (bóng đèn đã được kiểm tra trước đó và vẫn hoạt động tốt).
CHÚ Ý: Ngắt nguồn điện kiểm tra 
Tháo dây dẫn ra khỏi công tắc.
Chuyển VOM về thang đo Điện Trở Ohm (Ω) để đo 2 đầu dây:
– Nếu đồng hồ chỉ về 0 thì chắc chắn đường dây bị chạm ở một vị trí nào đó. Việc của chúng ta bây giờ là rút đường dây ra và đi lại dây mới.
– Nếu đồng hồ chỉ về ∞ (vô cực) thì đường dây vẫn còn tốt, chúng ta đấu nối lại công tắc.

4. Tiến hành kiểm tra các nhánh khác

Cách kiểm tra cũng tương tự bước 3. Chúng ta sẽ loại trừ dần các nhân tố trong hệ thống thì sẽ giải quyết được vấn đề.
Theo lí thuyết thì có vẻ nhanh chóng và đơn giản nhưng khi thao tác thực tế thì rất khác xa.
Việc đi lại đường điện âm tường hoàn thiện là một việc tốn khá nhiều thời gian. Vì vậy hãy cầu mong là chúng vẫn hoạt động tốt. Thực hiện cách ly phòng và kiểm tra các bước tương tự để phát hiện lỗi. Đối với mạch điện chính đi từ CB tổng chúng ta cũng có thể kiểm tra chúng bằng VOM.

5. Đội thợ Điện Nước Ưu Việt sửa điện khắp quận huyện tại Hà Nội:

Sửa điện nước quận Hoàn Kiếm Sửa điện nước quận Đống Đa Sửa điện nước Ba Đình
Sửa điện nước quận Hai Bà Trưng Sửa điện nước quận Hoàng Mai Sửa điện nước quận Thanh Xuân
Sửa điện nước quận Long Biên Sửa điện nước quận Nam Từ Liêm Sửa điện nước quận Bắc Từ Liêm
Sửa điện nước quận Tây Hồ Sửa điện nước quận Cầu Giấy Sửa điện nước quận Hà Đông

 

ĐĂNG KÝ NHẬN TIN KHUYẾN MÃI